Chúng ta thường xấu hổ hay ngượng ngùng mỗi khi “trung tiện” nhưng ít ai trong chúng ta hiểu rằng đó là một trong những hiện tượng và chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.
Bất cứ ai cũng đều có lúc “xì hơi” từ người nổi tiếng, nữ hoàng đến những người bần hàn nhất.
1. Sao lại "xì hơi"
? Xì hơi là điều ước mà mông ta thực hiện!
Xì hơi là hiện tượng một nguồn khí bị mắc kẹt lại sau đó phải được “thả” ra qua đường hậu môn và có thể có tiếng kêu. Nguồn khí này được tạo ra khi cơ thể chúng ta nhai hoặc uống, hoặc nó cũng được tạo ra từ phản ứng hóa học hay từ những vi khuẩn sống trong ruột của chúng ta.
Lượng khí trong một lần xì hơi
bao gồm 59% nitơ, 21% hiđrô, 9% CO2, 7% Mêtan và 4% oxi. Trong đó chỉ có 1% là H2S chất có chứa lưu huỳnh. Và chính lưu huỳnh là nguyên nhân gây mùi.
Xì hơi tạo ra tiếng là do sự rung của trực tràng. Độ to nhỏ phụ thuộc vào áp lực của khí cũng như độ kín của cơ thắt.
2. Sao xì hơi lại có mùi? Ảnh minh họa
Nguồn thức ăn chúng ta ăn vào càng có nhiều lưu huỳnh thì khi xì hơi càng có mùi khó chịu. Một số thức ăn có chứa lưu huỳnh nhiều hơn những thức ăn khác như các loại đậu, phomát, sôđa, trứng. Nếu ăn nhiều những loại thức ăn này, khi xì hơi, mùi của chúng khủng khiếp đến nối người ta ví hơi đó có thể lột sơn của cả một bức tường!
3. Mỗi người trong chúng ta xì hơi khoảng 14 lần mỗi ngày Ảnh minh họa
Trung bình một người có thể “xì” nửa lít khí hơi mỗi ngày. Một nghiên cứu đã chỉ ra, khi đàn ông và phụ nữ cùng ăn một lượng thức ăn giống nhau, phụ nữ có xu hướng xì hơi nhiều hơn đàn ông.
Nếu một người “xì hơi” liên tục trong vòng 6 năm 9 tháng thì lượng khí họ xì hơi tương đương với năng lượng tạo ra một quả bom nguyên tử.
4. Tốc độ lan tỏa của “hơi xì” khoảng 3m/giây Ảnh minh họa
Mặc dù vận tốc của hơi xì lan tỏa khác nhau nhưng chúng ta sẽ thường ngửi thấy mùi khó chịu sau khoảng 10 đến 15 giây khi người khác “xì”. Vì phải mất một thời gian để mùi đó có thể bay lên mũi.
5. “Nhịn” xì hơi có thể gây hại cho cơ thể chúng ta Ảnh minh họa
Một số chuyên gia cho rằng, xì hơi là một phần tự nhiên trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể mỗi người do đó “nhịn” xì hơi thì cũng không gây hại gì cả. Nhưng một số người khác lại cho rằng khi nhịn như thế chúng ta có thể gây ra hiện tượng đầy hơi, hay bị một số triệu chứng khó chịu khác. Thậm chí khi “dồn nén” nhiều lần có thể gây nên bệnh trĩ hay ruột bị phình to.
6. Xì hơi ở một số nơi lại không phải là vấn đề quá to tát Ảnh minh họa
Trong khi hầu hết ở nhiều nền văn hóa xì hơi thể hiện sự bất lịch sự thì ở một số nơi người ta không chỉ bận tâm khi “xả hơi” ra không khí công cộng mà còn rất thích thú với việc xả hơi đó. Vơi một bộ lạc Da đỏ ở Nam Mỹ tên Yanomami thì xì hơi được coi như một lời chào. Ở một số nơi của Trung Quốc, chúng ta có thể có một công việc tốt nếu là một người xì hơi “chuyên nghiệp”.
7. Hơi xì có thể gây cháy Ảnh minh họa
Chính trong thành phần hơi xì ra có khí mê tan và hiđrô nên khả năng bắt lửa là rất cao. Điều này lý giải tại sao một số người nghĩ ra một trò đùa hài hước là giữ máy lửa dưới mông và xì hơi. Làm như vậy sẽ tạo ra một ngọn lửa lớn nhưng rõ ràng nó rất nguy hiểm.
8. Con mối là loài xì hơi nhiều nhất Ảnh minh họa
Thật khó để có thể tin rằng một con mối nhỏ như thế lại có thể xì hơi nhiều nhất so với các loài khác. Mỗi lần xì hơi thì mối sản xuất ra rất nhiều khí mê tan. Theo cơ quan bảo vệ môi trường thì khí mê tan do mối “thải” ra trên toàn cầu là nguồn khí thải mê tan tự nhiên lớn thứ 2 trên toàn cầu. Số lượng khí mêtan thải ra khác nhau ở những loài mối khác nhau
9. Nếu chúng ta “nhịn” xì hơi thì nó sẽ “xì ra” khi chúng ta ngủ Ảnh minh họa
Nếu chúng ta có “bịt” chặt mông và giữ chặt cả ngày thì hơi vẫn xì ra khi chúng ta thưa giãn hay thậm chí khi chúng ta ngủ.
10. Con người vẫn có thể xì hơi sau khi đã chết Ảnh minh họa
Chúng ta vẫn “xì hơi” ngay cả khi đã chết. Trong vòng khoảng 3 giờ sau khi đã chết thì cơ thể con người vẫn tiếp tục “thải” khí từ hai đầu của đường tiêu hóa và sẽ tạo nên tiếng ợ hay trung tiện. Hiện tượng này là do cơ bắp co lại và giãn ra trước khi cơ thể cứng đờ.
Chí Sỹ