Sáng nay 22.7, Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng (Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) công bố kết quả khảo sát việc dùng chất làm trắng huỳnh quang (Tinopal) trong sản xuất thực phẩm tại địa bàn TP.HCM.
Ông Đỗ Ngọc Chính, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng, cho biết việc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ 15-25.6.2013.
Trung tâm đã thu thập 30 mẫu khảo sát, gồm 6 loại: bún, bánh canh, bánh hỏi, bánh phở, bánh cuốn và bánh ướt được mua ngẫu nhiên tại 9 cơ sở bán thực phẩm (4 siêu thị, 4 chợ ở trung tâm thành phố và 1 cửa hàng).
5/5 mẫu bánh hỏi khảo sát đều bị nhiễm chất làm trắng độc hại - Ảnh: Thái Nguyên |
Kết quả khảo sát cho thấy có tổng số 24/30 mẫu, chiếm tỷ lệ 80% số lượng mẫu khảo sát có sự hiện diện của chất làm trắng.
Phân tích kết quả theo từng loại sản phẩm cho thấy số lượng mẫu có chất làm trắng huỳnh quang cụ thể như: bún -5/9 mẫu (56%), bánh cuốn -0/1 (0%), bánh ướt -4/4 (100%), bánh hỏi -5/5 (100%), bánh phở -3/4 (75%), bánh canh -7/7 (100%).
Như vậy, có 3 loại mẫu khảo sát gồm: bánh ướt; bánh canh và bánh hỏi với 100% số lượng mẫu khảo sát có sự hiện diện của
chất làm trắng huỳnh quang.
Gây suy gan, thận và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản Theo ông Chính, việc làm trắng các sản phẩm như bún, bánh ướt, bánh canh, bánh hỏi… bằng chất làm trắng huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày.
5/9 mẫu bún khảo sát có chất làm trắng độc hại - Ảnh: Đào Ngọc Thạch |
Đặc biệt, chất làm trắng huỳnh quang có thể làm tổn thương những mao mạch khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng.
“Nếu ăn bún chứa chất huỳnh quang lâu dài sẽ gây suy gan, thận, cơ thể mệt mỏi và cả bệnh
ung thư. Tùy theo lượng độc tố vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Hơn nữa, đây là một chất dùng trong công nghiệp nên khó tránh khỏi trong đó có chứa các tạp chất gây hại cho sức khỏe”, ông Chính cho biết thêm.
Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) thì các chất làm trắng quang học có khả năng gây độc cho con người thường được dẫn xuất từ aminotriazine và stilbene; các chất này còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng sinh sản của con người.
Cách phát hiện chất làm trắng độc hại Đối với người tiêu dùng, ông Đỗ Ngọc Chính khuyến cáo khi mua các thực phẩm nói trên, có thể dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất Tinopal. Đặc biệt cần chú ý quan sát khi mua, nếu thấy thực phẩm có màu trắng bất thường thì không nên mua. Bên cạnh đó cũng không nên mua các thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không nhãn hiệu, bao bì, không địa chỉ, tên của nhà sản xuất, cơ sở chế biến, không hạn sử dụng… Nếu có điều kiện hãy tự chế biến để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình. |
Đình Ph