Theo người nhà nạn nhân, dù phía bệnh viện huyện đã cảnh báo ông Hồng bị dị ứng với các loại thuốc kháng sinh nhưng khi chuyển lên bệnh viện tỉnh, các bác sĩ vẫn tiến hành tiêm hai loại thuốc kháng sinh Trikazim và Ciprofloxacin Kabi dẫn đến việc ông này tử vong.
Cửa kính và một số trang thiết bị của bệnh viện bị hư hỏng sau khi xảy ra sự việc. |
Trước tình hình trên, lãnh đạo bệnh viện báo cho công an đến hỗ trợ. Khoảng 40 cán bộ chiến sĩ công an đã có mặt.
Một ngày sau khi xảy ra vụ việc, bà Trần Thị Diên (50 tuổi, con dâu của bệnh nhân) cho rằng vì cái chết đột ngột của bố bà có nhiều uẩn khúc nên gia đình mới bức xúc dẫn tới hành động như vậy.
Khoa cấp cứu hồi sức tích cực, nơi xảy ra vụ xô xát. |
Sáng ngày 8/8, ông Hồng được chuyển lên khoa Chấn thương của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh để tiếp tục theo dõi, điều trị. Ba ngày sau, sức khỏe của ông Hồng vẫn bình thường. “Những ngày điều trị, cha tôi vẫn đi bộ ra trước cổng bệnh viện để ăn cơm bình thường”, bà Diên dẫn chứng.
Tuy nhiên, đến khoảng 10h sáng ngày 12/8, các y, bác sĩ của khoa Chấn thương đã tiêm cho bệnh nhân Hồng hai loại thuốc kháng sinh Trikazim và Ciprofloxacin Kabi. Ngay sau khi tiêm xong, bệnh nhân có biểu hiện khác. “Sau khi tiêm thuốc thì sức khỏe của cha tôi có dấu hiệu bất thường, bị ngứa, mẩn đỏ toàn thân, khó thở, huyết áp khó đo được. Sau khi chuyển lên chăm sóc đặc biệt tại khoa Hồi sức tích cực thì cha tôi tử vong”, bà Diên trình bày.
Người nhà bệnh nhân Hồng trình bày sự việc. |
Ông Nguyễn Ngọc Châu (68 tuổi, em ruột bệnh nhân Hồng) nói: Nghe tin anh trai chết, tôi rất bất ngờ. Khi tôi chạy lên xem thì thấy anh Hồng đã rơi vào tình trạng chết lâm sàng. Chính vì có những khuất tất trong cái chết của anh Hồng cộng với việc bị bảo vệ ngăn cản không cho vào nên người nhà chúng tôi mới bức xúc như vậy.
Phía gia đình nạn nhân cho rằng bệnh viện cần phải làm rõ nguyên nhân vì sao ông Hồng chết do sốc thuốc phản vệ? Vì sao đội ngũ y bác sĩ lại tiêm thuốc kháng sinh cho bệnh nhân khi đã được cảnh báo?
Hai loại thuốc kháng sinh Trikazim và Ciprofloxacin Kabi mà bác sĩ đã tiêm cho bệnh nhân Hồng. |
Theo ông giám đốc, để tìm hiểu nguyên nhân vì sao bệnh nhân bị sốc phản vệ các cơ quan chức năng cần phải có thời gian để điều tra.