Mỹ và Nga điều tàu chiến đến Địa Trung Hải trong bối cảnh tình hình tại khu vực này tiếp tục nóng trước nguy cơ Mỹ tấn công Syria.
Interfax dẫn nguồn tin quân sự ngày 2.9 cho biết
Nga đã điều tàu do thám Priazovye SSV-201 đến phía đông Địa Trung Hải nhằm thực hiện sứ mệnh “thu thập thông tin hiện tại trong khu vực có xung đột đang leo thang”. Nguồn tin cho biết tàu Priazovye sẽ không chính thức tham gia nhóm tàu chiến hải quân Nga đang hoạt động trong khu vực và sẽ báo cáo trực tiếp với Bộ Tổng tham mưu quân đội ở Moscow. Hải quân Nga đang duy trì sự hiện diện thường xuyên của khoảng 4 tàu chiến tại phía đông Địa Trung Hải trong suốt thời gian xảy ra khủng hoảng ở Syria, theo AFP.
Tàu sân bay USS Nimitz đang hướng đến biển Đỏ - Ảnh: Reuters |
| | Ông al-Assad đang ở đâu ? Một trong những vấn đề đang được dư luận quan tâm nhất hiện nay là tình trạng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Đã xuất hiện nhiều đồn đoán nhưng theo Tân Hoa xã, ông al-Assad ngày 1.9 đã tiếp một quan chức cấp cao của quốc hội Iran đang ở thăm Damascus. Tại buổi tiếp, ông al-Assad khẳng định Syria đủ khả năng đương đầu với “bất kỳ cuộc tấn công nào từ bên ngoài”. Thông tin này cho thấy ông al-Assad vẫn đang ở Syria và tỏ ra rằng mình đang kiểm soát tình hình. Trước đó, giới chức Iran đã bác bỏ tin ông al-Assad cùng gia đình chạy sang nước này. | |
|
Ngay trước đó, Mỹ đã huy động nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz đến biển Đỏ nhằm yểm trợ chiến dịch tấn công hạn chế nhằm vào Syria nếu cần thiết. Reuters dẫn lời giới chức Mỹ hôm qua cho biết nhóm tàu USS Nimitz đang di chuyển theo hướng tây ở biển Ả Rập trong tư thế sẵn sàng hướng đến đông Địa Trung Hải khi có lệnh. Hiện Mỹ đang có 5 tàu khu trục cùng tàu tấn công đổ bộ USS San Antonio chở 300 lính thủy đánh bộ ngoài khơi Syria. Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố hoãn tấn công Syria để chờ quốc hội biểu quyết vào ngày 9.9. Theo
Reuters, động thái này ngoài ý nghĩa san sẻ bớt trách nhiệm cho quốc hội trong bối cảnh dư luận trong nước và thế giới đang chia rẽ về Syria, còn nhằm cho phép giới hoạch định quân sự Mỹ có thêm thời gian để thẩm định việc triển khai
tàu chiến và vũ khí.
Nằm trong nỗ lực thuyết phục quốc hội, Ngoại trưởng John Kerry ngày 1.9 khẳng định kết quả phân tích mẫu máu và tóc do Mỹ thu được từ Syria cho thấy “khí độc sarin đã được sử dụng” trong vụ tấn công ở ngoại ô Damascus làm chết hơn 1.400 người hôm 21.8. Tại Pháp, chính quyền của Tổng thống Francois Hollande cũng đang bị phe đối lập gây sức ép đưa quyết định tấn công Syria ra bỏ phiếu tại quốc hội. Theo AFP, Ngoại trưởng Jean-Marc Ayrault sẽ trưng bằng chứng về việc chính phủ Syria “sử dụng vũ khí hóa học” ra quốc hội vào ngày 2.9 (giờ địa phương) và các nhà lập pháp dự kiến sẽ thảo luận vào ngày 4.9. Theo hiến pháp, Tổng thống Pháp không cần chờ quốc hội chuẩn thuận một hành động quân sự. Về phần mình, bất chấp việc Mỹ trì hoãn tấn công, chính phủ Syria khẳng định vẫn tiếp tục tăng cường cảnh giác và đề nghị LHQ ngăn chặn ý định của Washington.
Trùng Quang