Độc giả có ảnh bão tự chụp tại hiện trường, vui lòng gửi
về đây hoặc địa chỉ baodientuzing@gmail.com.
|
Tại Đức Trạch, huyện Bố Trạch, người dân đang chứng kiến những con sóng bạc đầu cao hơn chục mét xô vào bờ kè tung bọt trắng xóa. |
|
Theo thông tin từ Văn phòng Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Quảng Bình, mặc dù bão chưa vào đến đất liền, nhưng sáng hôm nay trên địa bàn Quảng Bình đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, gió ở vùng ven biển gật cấp 6, cấp 7. |
|
Điểm sơ tán của người dân các xã ven biển ở Quảng Bình đã chật chỗ. |
|
Nước biển cùng sóng lớn đã tràn bờ ở nhiều nơi. |
|
Có những con sóng cao tới 5m. |
|
Trong khi đó, gió bão xuất hiện ở cảng Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) làm sóng biển đánh cao 6-7m. Ảnh: Tuổi Trẻ. |
|
Những trận gió khủng khiếp và mưa trắng trời đã ập đến Quảng Bình. Quốc lộ kẹt cứng, nhiều phương tiện cố gắng vượt khỏi tâm bão. Đến 14h30 ngày 30/9, dù bão chưa vào bờ nhưng địa bàn huyện Lệ Thuỷ có gió cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 10, nhiều xã trong huyện đã bước đầu bị thiệt hại nặng nề. Ảnh: Tuổi Trẻ. |
|
Cây đổ chắn ngang làm tuyến đường quốc phòng ven biển Vĩnh Linh bị chia cắt. Theo ông Phạm Hữu Thảo, phó chủ tịch UBND huyện Lệ Thuỷ, đến thời điểm này, trước mắt xã Ngư Thuỷ Bắc đã có hơn 200 nhà tốc mái. Hơn 300 ngôi nhà khác của xã Ngư Thuỷ Trung và Ngư Thuỳ Nam cũng trong tình cảnh tương tự. Ảnh: Tuổi Trẻ. |
|
Toàn huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) bị cúp điện, chia cắt. Bà con nghe tin bão qua radio dùng năng lượng pin. Trên quốc lộ 1A đoạn đi qua huyện Lệ Thủy xế chiều 30/9 hầu như không một bóng người. Gió biển rít khủng hoảng. Những tấm tôn trên mái của UBND huyện Lệ Thuỷ đang sắp bung, cuốn theo bão. Trưa 30/9, theo ghi nhận tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã có mưa bão. Đi xe từ thị trấn Kỳ Anh xuống cảng Vũng Áng, cây cối hai bên đường bị gió bão quật gãy ngổn ngang, không còn bóng ai trên đường. Một số quán hàng nằm dọc đường bị gió đánh tốc mái, bảng hiệu bị gió cuốn bay hàng chục mét. Ảnh: Tuổi Trẻ. |
|
Hai bà Lê Thị Khánh và Nguyễn Thị Xuân (thôn Tường Vân, Triệu An, Quảng trị) đang ăn vội bữa trưa tại nơi tránh bão ngày 30/9. Ảnh: Tuổi Trẻ. |
|
Trước diễn biến vô cùng phức tạp và khó lường của cơn bão số 10, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chỉ đạo các cơ quan ban ngành triển khai 100% lực lượng ứng trực, giúp dân chằng chống nhà cửa, di dời người và tài sản lên vùng cao, chuẩn bị tinh thần cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả có thể xảy ra, triển khai lực lượng đảm bảo an ninh trật tự cho nhân dân đi tránh bão, lụt. |
|
Hàng trăm loại phương tiện, dụng cụ cứu hộ cứu nạn như xe ôtô lội nước, xuồng cao tốc, phao tập thể, áo phao cứu sinh, máy phát điện, hệ thống nhà bạt... được phân về các vùng xung yếu để chống bão số 10. Trong ảnh: Vào trưa ngày 30/9, gió bão làm ngã nhiều cây trên các tuyến đường của TP.Huế. |
|
Trong đó, tại Hoàng Sa là 14 phương tiện/97 lao động; quần đảo Trường Sa còn 180 phương tiện/3.350 lao động; tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi còn 77 phương tiện/416 lao động... Mặc dù trời hanh nắng nhưng sóng biển cao nhiều mét. |
|
Tuyến đường 49 chạy qua phá Tam Giang bị nước lũ ngập tràn hơn 0,5m. Công an đã lập chốt chặn đường cấm các phương tiện qua lại tại xã Hương Phong. Ảnh: Tuổi Trẻ. |
Sáng 30/9, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đi kiểm tra chỉ đạo công tác phòng chống cơn bão số 10 tại các địa bàn xung yếu, khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện nghiêm túc phương châm "4 tại chỗ", trong đó đối với các địa phương ven biển, đầm phá phải quản lý tốt tuyệt đối không để người dân quay lại tàu, lồng bè, nhà ở đã di dời khi thời tiết nguy hiểm.
Phó thủ tướng yêu cầu phải theo dõi diễn biến lượng mưa, nếu trên 400mm phải tính đến phương án đối phó với lũ lớn có thể xảy ra; đặc biệt quan tâm an toàn các hồ chứa nước, đập thủy điện và giải pháp điều tiết, xả lũ an toàn cho vùng hạ du và an toàn đập.