Xin bác sĩ cho biết việc kiềm chế xuất tinh có thể gây ra những bệnh lý gì, có làm phì đại tuyến tiền liệt không?". Nguyễn Văn Dũng (Bình Thạnh).
Ảnh mang tính chất minh họa.
Trả lời:
Chào Dũng,
Có người cho rằng tình dục bắt đầu bằng một cuộc tranh chấp (tìm kiếm bạn tình có thể diễn ra dưới hình thức tranh giành tế nhị ở con người, với động vật thì ác liệt hơn), nhưng tột cùng của tình dục lại là nghệ thuật tự kiềm chế. Điều này không chỉ đúng cho người trưởng thành hay đã có tuổi mà còn đúng với cả tuổi vị thành niên (nếu lứa tuổi này sớm được giáo dục về những hậu quả của hành vi này).
Tinh lực của tuổi trẻ dồi dào nên mới có hiện tượng mộng tinh và sự kích dục được xem như một cơ chế để giải tỏa. Tuy nhiên, khi vị thành niên không có năng lực kiềm chế, lạm dụng hành vi tự kích dục kéo dài thì vẫn có thể gây những hậu quả không tốt.
Người trưởng thành hay có tuổi có khả năng kiềm chế xuất tinh dễ hơn người trẻ vì sự bài tiết tinh dịch giảm đi, đồng thời khả năng kiểm soát hành vi quan hệ tình dục cũng tốt hơn, do đó có thể quan hệ tình dục mà không nhất thiết phải xuất tinh trong mọi trường hợp.
Quan niệm của phương Đông thời cổ đại cũng coi trọng thuật giao hợp nhưng giữ tinh khí lại vì đó là cái quý giá của người nam. Nguyên tắc bảo tinh, ái khí chú trọng ở chỗ giữ sao cho tinh khí càng ít xuất ra càng tốt. Tố Nữ giải thích cho Hoàng Đế như sau: Lần đầu muốn xuất tinh, cố kiềm chế, đến khi ta muốn xuất tinh mà cơ thể không thể xuất nữa thì sức lực trong người sẽ tăng thêm mạnh mẽ. Lần thứ hai: Mắt, tai sẽ thính hơn. Lần thứ ba: Nhiều bệnh sẽ không mắc nữa... và đến lần thứ 10 thì người có một đời sống sảng khoái, tâm hồn luôn thanh thản.
Nêu những kinh nghiệm này chỉ để nói rằng kiềm chế xuất tinh là có thể (nhất là với người không còn trẻ) và không có hại. Trong những nguyên nhân gây bệnh lý cho tuyến tiền liệt (phì đại lành tính, ung thư) không hề có kiềm chế xuất tinh.
Theo Sức khỏe & Đời sống