Trong thời buổi bão giá như hiện nay, ô sin đang trở thành nghề “hot” và có thu nhập cao khiến cho nhiều sinh viên mới ra trường đổ xô vào nghề này.
Đổi đời từ... “ô sin”
Đổi đời từ... “ô sin”
Nguyễn Thị Mơ 21 tuổi, quê Hà Trung – Thanh Hóa hiện đang trông trẻ cho một gia đình người Trung Quốc. |
Trong khi nhiều người tỏ ra khá mặc cảm với công việc ô sin thì nhiều bạn sinh viên lại hồ hởi chấp nhận vì mục đích mưu sinh và đỡ đần cho gia đình. Sinh viên làm giúp việc thường được chủ nhà tin tưởng và ưu ái, thậm chí nhiều người nhờ công việc này đã có được những may mắn đổi đời.
Sau một năm long đong đeo tấm biển “tìm việc” khắp nơi, cô sinh viên tỉnh lẻ Lê Thị Ngà (23 tuổi, quê ở Nam Định, từng tốt nghiệp loại khá trường đại học Nội vụ) đã mạnh dạn xin làm nhân viên giúp việc cho một gia đình người Hàn Quốc. Công việc không đòi hỏi bằng cấp, chỉ là chuyện dọn dẹp cửa nhà, bếp núc, giặt giũ và trông trẻ từ 9h sáng cho tới 17h chiều.
Mỗi tháng nếu làm đủ ngày, đủ giờ, trừ chi phí đi lại, ăn uống 2 bữa, Ngà được chủ nhà trả lương 6 triệu đồng. Với mức thu nhập như vậy đối với một sinh viên mới ra trường là khá hấp dẫn.
Ngà vui vẻ cho biết: “Một tháng ngoài việc chi tiêu sinh hoạt mình cũng dư giả được khoảng dăm triệu để gửi về quê cho cha mẹ. Có lẽ mình sẽ gắn bó với nghề này cho tới khi lập gia đình mới thôi vì so với nghề mình học mức lương cao hơn gấp nhiều lần”.
Không chỉ được nhận mức lương hậu hĩnh mà rất nhiều sinh viên sau khi đi làm ô sin đã được chủ nhà quan tâm đặc biệt. Nguyễn Thị Mơ, 21 tuổi, quê Hà Trung, Thanh Hóa, sau một thời gian thi công chức ở quê không đỗ, Mơ quyết định khăn gói ra Hà Nội xin làm ô sin cho một gia đình người Trung Quốc (hiện ở Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Mỗi ngày Mơ nhận làm hai ca, ca sáng từ 6-11h; ca chiều từ 18h-21h, tính chất công việc nhàn hạ với việc: bếp núc, trông trẻ, giặt giũ…. Do hoàn thành tốt nhiệm vụ lại thêm tính thật thà, chịu khó, ngay từ những ngày đầu vào làm, Mơ được chủ nhà rất tin cậy và quý mến. Mơ được chủ cho mượn xe máy đi lại; được ăn cơm cùng bàn với chủ; thậm chí được chủ cho vay tiền mỗi khi có việc gấp.
Đổi lại Mơ rất chăm chỉ lại khéo lấy lòng nhà chủ nên một tháng ngoài 6 triệu tiền lương, bạn còn được thưởng 500 ngàn đồng tiền phụ cấp xăng xe đi lại. Chưa hết, cũng nhờ đi làm ô sin mà Mơ đã sớm tìm được công việc đúng như ý muốn.
Mơ cho biết: “Cách đây 2 tháng cô chủ đã xin cho mình làm công việc trực văn phòng ở một công ty lớn. Ngoài làm việc hành chính ở cơ quan, thời gian rảnh rỗi mình trở về nhà giúp cô chú cơm nước, giặt giũ, đưa đón em đi học... Thu nhập mỗi tháng từ nghề trực văn phòng, nghề ô sin là 8 triệu đồng”.
Đặc biệt hơn, trong suốt thời gian làm giúp việc, rất hiếm khi Mơ bị nhà chủ phàn nàn mà ngược lại, Mơ được chủ nhà đối đãi đặc biệt như một thành viên “không thể vắng mặt” trong đại gia đình.
Éo le phận ô sin
Mỗi tháng nếu làm đủ ngày, đủ giờ, trừ chi phí đi lại, ăn uống 2 bữa, Ngà được chủ nhà trả lương 6 triệu đồng. Với mức thu nhập như vậy đối với một sinh viên mới ra trường là khá hấp dẫn.
Ngà vui vẻ cho biết: “Một tháng ngoài việc chi tiêu sinh hoạt mình cũng dư giả được khoảng dăm triệu để gửi về quê cho cha mẹ. Có lẽ mình sẽ gắn bó với nghề này cho tới khi lập gia đình mới thôi vì so với nghề mình học mức lương cao hơn gấp nhiều lần”.
Không chỉ được nhận mức lương hậu hĩnh mà rất nhiều sinh viên sau khi đi làm ô sin đã được chủ nhà quan tâm đặc biệt. Nguyễn Thị Mơ, 21 tuổi, quê Hà Trung, Thanh Hóa, sau một thời gian thi công chức ở quê không đỗ, Mơ quyết định khăn gói ra Hà Nội xin làm ô sin cho một gia đình người Trung Quốc (hiện ở Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Mỗi ngày Mơ nhận làm hai ca, ca sáng từ 6-11h; ca chiều từ 18h-21h, tính chất công việc nhàn hạ với việc: bếp núc, trông trẻ, giặt giũ…. Do hoàn thành tốt nhiệm vụ lại thêm tính thật thà, chịu khó, ngay từ những ngày đầu vào làm, Mơ được chủ nhà rất tin cậy và quý mến. Mơ được chủ cho mượn xe máy đi lại; được ăn cơm cùng bàn với chủ; thậm chí được chủ cho vay tiền mỗi khi có việc gấp.
Đổi lại Mơ rất chăm chỉ lại khéo lấy lòng nhà chủ nên một tháng ngoài 6 triệu tiền lương, bạn còn được thưởng 500 ngàn đồng tiền phụ cấp xăng xe đi lại. Chưa hết, cũng nhờ đi làm ô sin mà Mơ đã sớm tìm được công việc đúng như ý muốn.
Mơ cho biết: “Cách đây 2 tháng cô chủ đã xin cho mình làm công việc trực văn phòng ở một công ty lớn. Ngoài làm việc hành chính ở cơ quan, thời gian rảnh rỗi mình trở về nhà giúp cô chú cơm nước, giặt giũ, đưa đón em đi học... Thu nhập mỗi tháng từ nghề trực văn phòng, nghề ô sin là 8 triệu đồng”.
Đặc biệt hơn, trong suốt thời gian làm giúp việc, rất hiếm khi Mơ bị nhà chủ phàn nàn mà ngược lại, Mơ được chủ nhà đối đãi đặc biệt như một thành viên “không thể vắng mặt” trong đại gia đình.
Éo le phận ô sin
Tuy nhiên không phải ai theo cái nghề này cũng đều “Thuận buồm xuôi gió” vì theo lời kể của nhiều sinh viên, làm giúp việc cho người nước ngoài thực sự không hề đơn giản.
Những gia đình người nước ngoài đòi hỏi quy cách, hơn nữa thường sử dụng vật dụng rất hiện đại, nếu không tìm hiểu kỹ thì sẽ không thạo việc và bị sa thải bất cứ lúc nào, thậm chí phải đền tiền.
Ngay từ những ngày đầu tiên khi bước chân vào nhà bà Ăngrela (người Pháp - ở khu đô thị Mễ Trì) bạn Tống Thị Thu Uyên (21 tuổi, hiện là sinh viên năm 2 trường cao đẳng sư phạm Thái Nguyên) đã choáng váng bởi quy cách quái gở do chủ nhà đặt ra. Khác với những người giúp việc khác, nhiệm vụ của Uyên là dạy tiếng việt cho đứa trẻ lên 2, từ 18h – 21h với mức lương là 200.000 đồng/ca.
Những gia đình người nước ngoài đòi hỏi quy cách, hơn nữa thường sử dụng vật dụng rất hiện đại, nếu không tìm hiểu kỹ thì sẽ không thạo việc và bị sa thải bất cứ lúc nào, thậm chí phải đền tiền.
Ngay từ những ngày đầu tiên khi bước chân vào nhà bà Ăngrela (người Pháp - ở khu đô thị Mễ Trì) bạn Tống Thị Thu Uyên (21 tuổi, hiện là sinh viên năm 2 trường cao đẳng sư phạm Thái Nguyên) đã choáng váng bởi quy cách quái gở do chủ nhà đặt ra. Khác với những người giúp việc khác, nhiệm vụ của Uyên là dạy tiếng việt cho đứa trẻ lên 2, từ 18h – 21h với mức lương là 200.000 đồng/ca.
Bạn Tống Thị Thu Uyên 21 tuổi, hiện là sinh viên năm 2 trường cao đẳng sư phạm Thái Nguyên chia sẻ về quãng thời gian đi làm ô sin. |
Mỗi ngày trước khi vào nhà chủ, Uyên phải mất gần 30 phút để thực hiện nội quy do nhà chủ đưa ra như: phải thay đồ dành riêng cho người giúp việc; vệ sinh tay chân bằng xà phòng và kiểm tra bằng dụng cụ diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với đứa trẻ; ăn cơm cùng với những người giúp việc; đi muộn một phút sẽ phải bù giờ một tiếng đồng hồ….
Có những hôm vào dạy muộn do mất quá nhiều thời gian để thực hiện nội quy hà khắc đó mà Uyên bị chủ nhà ca thán, phàn nàn và thở dài nặng nhẹ.
Vì thường xuyên bị nhà chủ tạo áp lực nên Uyên xin nghỉ việc và tiền công gia sư suốt 2 tuần trở thành công cốc.
Cũng vì không thể nói đùa với hai chữ “nguyên tắc” mà rất nhiều sinh viên bị phạt không lấy được một đồng lương nào, thậm chí cả tháng đi làm bù lỗ.
Chẳng hạn như trường hợp của bạn Vũ Thị Sáu (sinh viên năm cuối Đại học Văn hóa), cách đây 2 tháng đã từng làm giúp việc cho người Nhật Bản. Ngay tuần đầu tiên đi làm, do sơ ý trong khi là quần áo, Sáu đã là cháy chiếc áo Vest đắt tiền, thế rồi ngày nào đến làm cũng bị chủ kêu ca, phàn nàn. Không những vậy, cả tháng đi làm Sáu được lĩnh 1,5 triệu đồng vừa đủ tiền đền áo cho chủ.
Còn có sinh viên đi làm bị chủ nhà “sàm sỡ” dẫn đến những uất ức cho tới quyết định buộc phải nghỉ việc, đó là trường hợp của bạn Lê Thị Thoa (sinh viên năm 3 trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội). Thoa mới đi làm tháng đầu đã bị ông chủ người Pháp sờ mó, đụng chạm khắp cơ thể.
Ban đầu còn ngượng ngụng, lại sợ ông chủ một phép nên Thoa im lặng không dám nói với ai, cho tới mãi khi bị đuổi việc, Thoa mới dám kể lại cho bạn bè nghe về thói trăng hoa của ông chủ trước những cô gái “liễu yếu đào tơ”.
Đã chịu thiệt thòi mà lần đó Thoa còn bị bà chủ "bắt gặp", rồi mắng nhiếc, đuổi việc và cả tháng không nhận được một đồng lương nào dù đã “gân cổ” thanh minh, bao biện cho việc làm của mình.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, để tìm được những công việc partime tốt không phải là dễ, vì thế đòi hỏi sinh viên cần phải có sự hiểu biết và quan trọng là tỉnh táo trước mọi những tấm biển quảng cáo thổi phồng hay những trung tâm giới thiệu việc làm trá hình. Như vậy sinh viên mới né tránh được những cạm bẫy giăng sẵn từ chuyện làm thêm.
Có những hôm vào dạy muộn do mất quá nhiều thời gian để thực hiện nội quy hà khắc đó mà Uyên bị chủ nhà ca thán, phàn nàn và thở dài nặng nhẹ.
Vì thường xuyên bị nhà chủ tạo áp lực nên Uyên xin nghỉ việc và tiền công gia sư suốt 2 tuần trở thành công cốc.
Cũng vì không thể nói đùa với hai chữ “nguyên tắc” mà rất nhiều sinh viên bị phạt không lấy được một đồng lương nào, thậm chí cả tháng đi làm bù lỗ.
Chẳng hạn như trường hợp của bạn Vũ Thị Sáu (sinh viên năm cuối Đại học Văn hóa), cách đây 2 tháng đã từng làm giúp việc cho người Nhật Bản. Ngay tuần đầu tiên đi làm, do sơ ý trong khi là quần áo, Sáu đã là cháy chiếc áo Vest đắt tiền, thế rồi ngày nào đến làm cũng bị chủ kêu ca, phàn nàn. Không những vậy, cả tháng đi làm Sáu được lĩnh 1,5 triệu đồng vừa đủ tiền đền áo cho chủ.
Còn có sinh viên đi làm bị chủ nhà “sàm sỡ” dẫn đến những uất ức cho tới quyết định buộc phải nghỉ việc, đó là trường hợp của bạn Lê Thị Thoa (sinh viên năm 3 trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội). Thoa mới đi làm tháng đầu đã bị ông chủ người Pháp sờ mó, đụng chạm khắp cơ thể.
Ban đầu còn ngượng ngụng, lại sợ ông chủ một phép nên Thoa im lặng không dám nói với ai, cho tới mãi khi bị đuổi việc, Thoa mới dám kể lại cho bạn bè nghe về thói trăng hoa của ông chủ trước những cô gái “liễu yếu đào tơ”.
Đã chịu thiệt thòi mà lần đó Thoa còn bị bà chủ "bắt gặp", rồi mắng nhiếc, đuổi việc và cả tháng không nhận được một đồng lương nào dù đã “gân cổ” thanh minh, bao biện cho việc làm của mình.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, để tìm được những công việc partime tốt không phải là dễ, vì thế đòi hỏi sinh viên cần phải có sự hiểu biết và quan trọng là tỉnh táo trước mọi những tấm biển quảng cáo thổi phồng hay những trung tâm giới thiệu việc làm trá hình. Như vậy sinh viên mới né tránh được những cạm bẫy giăng sẵn từ chuyện làm thêm.