"Các nhà làm luật đã nhận thức rõ hơn về người người đồng tính và nó cũng thể hiện sự tiến bộ trong suy nghĩ, không còn sự kỳ thị với người đồng tính nữa", một người đồng tính nam sinh năm 1993 chia sẻ.
Tại Hội nghị lấy ý kiến đóng góp tiếp theo với Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp, các nhà làm luật đã không đưa người kết hôn đồng giới vào phạm vi bị phạt.
Từ đầu năm tới nay, Bộ Tư pháp đã xây dựng một “Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp” (gọi tắt là Nghị định - NĐ) và lấy ý yến đóng góp của nhiều cơ quan, ban ngành.
Trong dự thảo đầu tiên của NĐ, Điều 46 một lần nữa nhắc tới vấn đề hôn nhân cùng giới tính. Điều 46 quy định: “Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng” sẽ bị “Phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tron đó có kết hôn giữa những người cùng giới tính”. Khoản 2, Điều 46 cũng nêu hành vi bổ sung là buộc chấm dứt quan hệ đối với những trường hợp kết hôn bị pháp luật cấm.
Với những người đồng tính đang chờ đợi sự “mở cửa” của Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi từ năm 2012 thì điều 46 vừa nêu trên về quy định xử phạt hành chính lại như một “ổ khóa” khiến họ khó có thể đến được với cuộc sống thực của mình.
Nhưng tới ngày 4/4, tại Hội nghị lấy ý kiến đóng góp tiếp theo với NĐ, các nhà làmluật đã không đưa người kết hôn đồng giới vào phạm vi bị phạt. Việc cấm người đồng giới kết hôn đã vấp phải sự phản ứng từ dư luận nên có lẽ các nhà làm luật đã để mở vấn đề này và điều chỉnh ở một quy định riêng biệt.
Hiện tại, theo Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, có 5 trường hợp bị cấmkết hôn, trong đó khoản 5 quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Còn dự thảo Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi năm 2012 thì chưa cho biết chính xác người đồng giới có được kết hôn hay không.
|
Luật sư Nguyễn Đức Hùng. |
Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng, công ty Luật hợp danh Hồng Bách và cộng sự, người đồng tính tồn tại là một tự nhiên, khách quan của xã hội: “Họ là một thành phần của xã hội, vì vậy sẽ phát sinh nhu cầu về giới, gia đình như những người bình thường. Do đó, tôi nghĩ pháp luật cần có quy định chặt chẽ.
Chúng ta không nên cấm, xử phạt về lĩnh vực này. Nếu ở Việt Nam không công nhận về mặt pháp lý với hôn nhân đồng giới thì cũng nên có những quy định cụ thể, khu biệt. Bởi nếu không nhìn nhận sự tồn tại của mối quan hệ đồng tính thì nếu có tranh chấp về tài sản, con cái giữa những người đồng tính, chúng ta sẽ khó mà giải quyết pháp lý giữa mối quan hệ này”.
Ở dưới góc độ khác, tới nay, ở nước ta đã có 3 bệnh viện được phép phẫu thuật xác định lại giới tính. Như vậy, người bị khiếm khuyết về giới tính từ bẩm sinh được y học cho phép xác định lại giới tính. Y học công nhận sự tồn tại của họ mà luậtpháp không thừa nhận mối quan hệ giữa những người đồng tính là vô lý.
|
Thắng mong muốn luật pháp, xã hội có cái nhìn cởi mở hơn với những người đồng tính như mình. |
Bạn Vũ Ngọc Thắng (SN 1993 ở Thái Bình) là một người đồng giới chia sẻ: “Theo em, việc không còn đưa kết hôn giữa những người đồng giới vào xử phạt hành chính nữa là 1 điều rất vui. Điều đó cho thấy các làm luật đã nhận thức rõ hơn về người người đồng tính và nó cũng thể hiện sự tiến bộ trong suy nghĩ, không còn kì thị người đồng tính nữa.
Mong rằng
hôn nhân đồng tính cũng được chấp nhận. bởi
luật
pháp là để con người sống tốt hơn, hòa thuận hơn, nghiêm chỉnh hơn. Do vậy, nên em chỉ mong
luật
tạo điều kiện cho những người như chúng em. Còn
luật cấm thì vẫn có nhiều cặp đôi vẫn ở chung với nhau mà không cần
kết hôn".
NHẬT MA