Nhiều người dân kéo đến nhà anh Hồ Minh Tâm để tận mắt chứng kiến “người rừng” Hồ Văn Loan |
Những vật dụng mà cha con “ người rừng” tự chế ra để sinh hoạt và lao đông khiến mọi người kinh ngạc |
Chiếc rìu và dao tự chế từ mảnh bom Chiếc lược và nồi, ca đựng nước “chế tạo” từ mảnh nhôm Hai tấm áo làm bằng vỏ cây khô Dùng lá cây và thân cây nứa làm áo mưa và chiếu Món đồ “quý” như hạt giống, da thú… được cất kỹ vào ống thân cây lồ ô |
Những vật dụng dùng sinh hoạt và lao động rất đơn sơ cộng với nghị lực phi thường, sức khỏe dẻo dai đã giúp cha con “người rừng” tồn tại trong rừng sâu ròng rã suốt 40 năm mà không cần đến một viên thuốc nào.
Do mới được giải cứu đưa về nhà nên “người rừng” Loan tỏ vẻ sợ sệt khi nhìn thấy đông người, chỉ ngồi im một chỗ, khi nào có nhu cầu gì mới nói với người thân.
"Người rừng” Hồ Văn Loan tỏ ra sợ sệt khi tiếp xúc với mọi người, chỉ ngồi im lặng |
Cũng theo lời anh Tâm, chú ruột của mình là “người rừng” Thanh, do tuổi cao nên sau khi được lực lượng chức năng dùng võng khiêng từ rừng sâu về nhà đã được đưa đến Bệnh viện đa khoa H.Tây Trà. Tại đây, sau khi kiểm tra, các y, bác sĩ nhận định, do ăn uống thiếu thốn nên “người rừng” Thanh chỉ bị suy nhược cơ thể chứ không có bệnh gì cả, chỉ truyền nước và uống sữa vài ngày là xuất viện.
"Người rừng” Hồ Văn Thanh đang được truyền dịch tại Bệnh viện đa khoa H.Tây Trà |
Theo xác minh của các cơ quan chức năng H.Tây Trà, năm 1972, sau khi ngôi nhà bị trúng bom làm 3 người thân chết, ông Thanh quá hoảng loạn và lo sợ nên đến năm 1973 đã bỏ làng ôm con trai Hồ Văn Loan, lúc đó hơn 1 tuổi trốn biệt vào rừng sâu. Mãi đến những năm gần đây, khi lên rừng người dân nhiều lần phát hiện hai người lạ. Mặc dù nhiều lần truy đuổi nhưng hai người lạ chạy rất nhanh vào rừng sâu lẩn trốn. “Lần này, hai “người rừng” được giải cứu đưa về nhà vì ông Thanh đã kiệt sức không còn chạy được nữa, còn anh Loan rất thương cha nên chấp nhận đi theo về nhà”, anh Hồ Văn Tâm - thành viên đoàn giải cứu “người rừng” - cho biết. |
Hiển Cừ